Tung đòn sấm sét vào Tây Bắc Syria, Nga “1 mũi tên trúng 2 đích”

Việc tung đòn sấm sét vào Tây Bắc Syria của Nga không chỉ khiến khủng bố thiệt hại mà còn là thông điệp tới thế giới: Nga ủng hộ lâu dài Syria.

Theo Newsweek, Nga đã nhắc lại sự ủng hộ vững chắc của mình với Syria. Mới đây, Moscow đã tung ra một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất trong cuộc nội chiến kéo dài gần một thập kỷ khiến hàng chục quân nổi dậy ở phía tây bắc nước này phải bỏ mạng.

Hôm qua, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov đã gặp Đại sứ Syria tại Nga Riyad Haddad để thảo luận, trong đó hai người "trao đổi quan điểm về tình hình hiện tại ở Syria", thông tin từ Bộ Ngoại giao Nga cho hay.

Ông Bogdanov, người từng là đặc phái viên của Tổng thống Nga về vấn đề Trung Đông và các nước châu Phi nhấn mạnh Nga "ủng hộ lâu dài người dân Syria, ủng hộ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, cũng như sẵn sàng tiếp tục hợp tác hiệu quả trong việc khôi phục cơ sở hạ tầng kinh tế của Cộng hòa Ả Rập Syria".

Quân sự - Tung đòn sấm sét vào Tây Bắc Syria, Nga “1 mũi tên trúng 2 đích”

Moscow đã tung ra một trong những cuộc tấn công đẫm máu nhất vào Syria 

Hãng thông tấn chính thức của Syria đưa tin, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov và Đại sứ Syria tại Nga Riyad Haddad đã thảo luận về những nỗ lực nhằm đánh bại lực lượng nổi dậy đang nắm giữ các khu vực biên giới phía Bắc của đất nước với Thổ Nhĩ Kỳ. Trong khi đó, Ankara bị cáo buộc tài trợ cho một số chiến binh đối lập trong khu vực, bao gồm cả ở tỉnh Idlib ở phía tây bắc nước này.

Cùng ngày đó, máy bay Nga đã ném bom vào trại lực lượng Faylaq al-Sham do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở khu vực Jabal al-Duwailah của Idlib, phá hủy 78 máy bay chiến đấu.

Đoạn video ghi lại cuộc tấn công cho thấy xuất hiện nhiều thi thể được quấn trong chăn đẫm máu sau cuộc đột kích. Vài giờ sau, đám tang tập thể được tổ chức tại thành phố Idlib.

Faylaq al-Sham sau đó đã phát động một làn sóng tấn công bằng pháo hạng nặng nhằm vào các vị trí của chính phủ Syria được Nga hậu thuẫn ở Al-Ghab cũng như thành phố Saraqib và Dar al-Kabeera.

Cả chính phủ Syria và phe nổi dậy thường xuyên cáo buộc nhau vi phạm lệnh ngừng bắn do Tổng thống Nga Vladimir Putin và Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan thỏa thuận một năm trước đó. Cuộc leo thang đẫm máu hồi đầu năm nay đã bị đình chiến vào tháng Ba.

Theo tuyên bố của phía Nga, "không có cuộc tấn công nào được các nhóm vũ trang bất hợp pháp do Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát triển khai" những ngày gần đây.

Thay vào đó, các cuộc tấn công thường xuyên được cho là do Jabhat al-Nusra, còn được gọi là Mặt trận Nusra tổ chức.

"Trung tâm hòa giải của Nga kêu gọi chỉ huy của các nhóm vũ trang bất hợp pháp từ bỏ các hành động khiêu khích có vũ trang và đi theo con đường giải quyết hòa bình ở các khu vực do mình kiểm soát", thông tin từ trung tâm cho hay.

Sự hỗ trợ từ Nga, cũng như Iran, đã giúp Tổng thống Syria Bashar al-Assad giành lại phần lớn lãnh thổ từ tay các lực lượng đối lập và thánh chiến từng nắm giữ phần lớn lãnh thổ đất nước. Khoảng 1/3 lãnh thổ nước này hiện vẫn nằm trong tay Lực lượng Dân chủ Syria, một nhóm chủ yếu là người Kurd do Mỹ dẫn đầu.

Mỹ từng ủng hộ các nỗ lực lật đổ chính quyền ông Assad sau cuộc nổi dậy năm 2011 và cuộc đàn áp sau đó dẫn đến nội chiến, nhưng giờ Washington đã chuyển sang chiến đấu chống lại  khủng bố IS vào năm 2014. Nga tham gia cuộc chiến vào  năm 2015, hỗ trợ các lực lượng Syria chống lại IS.

Ngày nay, Nga và Thổ Nhĩ Kỳ cùng với Iran trở thành những quốc gia nắm giữ vai trò quan trọng trong quá trình thúc đẩy tiến trình ba bên nhằm đạt được một giải pháp chính trị cho cuộc xung đột ở Syria. Tuy nhiên, Moscow và Ankara vẫn có những bất đồng, không chỉ ở Syria mà còn trong cuộc xung đột ở Libya và Nam Caucasus, nơi đồng minh của Nga là Armenia đang hỗ trợ lực lượng ly khai người Armenia tuyên bố chủ quyền ở khu vực Nagorno-Karabakh, được quốc tế công nhận là một phần của Azerbaijan.

Trong khi các máy bay chiến đấu của Nga và Syria thường xuyên đặt mục tiêu tấn công lực lượng khủng bố ở Idlib, Syria, Mỹ cũng có nhiều hoạt động tại khu vực này. Tại khu vực này, Mỹ tuyên bố đã không kích khiến thủ lĩnh IS Abu Bakr al-Baghdadi bỏ mạng.

Hàng loạt vụ tấn công nhằm tiêu diệt các thủ lĩnh của IS được Mỹ triển khai tại đây.

Đầu tháng này, Bộ Tư lệnh Trung ương Mỹ đã nhắm mục tiêu tấn công vào thủ lĩnh của tổ chức Al-Qaeda ở Syria ngay ở vùng lân cận Idlib.

Người phát ngôn Lầu Năm Góc, Jessica McNulty chia sẻ với Newsweek vào tháng trước rằng, quân đội Mỹ không phối hợp cùng Nga tổ chức chiến dịch này dù hai bên vẫn giữ liên lạc để tránh các sự cố khi gia tăng căng thẳng tại Syria.

Hôm thứ Sáu tuần trước, người phát ngôn của liên minh do Mỹ đứng đầu, Đại tá Wayne Marotto đã gọi Al-Tanf là "một phần quan trọng trong nhiệm vụ" đánh bại IS.

Nga, Iran và Syria đều kêu gọi Mỹ rút quân ngay lập tức khỏi Al-Tanf và phần còn lại của đất nước. Tổng thống Donald Trump từng tuyên bố sẽ rút khỏi Syria và chỉ giữ duy trì khoảng 500 quân, chủ yếu nhằm kiểm soát trữ lượng dầu khí ở vùng đông bắc của đất nước Trung Đông này.

Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ từng nêu ba mục tiêu chiến lược của Mỹ ở Syria: "Đánh bại IS và Al-Qaeda, giải pháp chính trị cho cuộc xung đột Syria và loại bỏ tất cả Các lực lượng do Iran hỗ trợ".

Đối với các lực lượng Nga, những người kiểm soát ít nhất hai căn cứ lớn dọc theo bờ biển phía Tây của Syria, việc loại bỏ các lực lượng do Iran hỗ trợ lại không phải là vấn đề ưu tiên.

Quân sự - Tung đòn sấm sét vào Tây Bắc Syria, Nga “1 mũi tên trúng 2 đích” (Hình 2).



 

Link nội dung: https://diendantieudung.net/tung-don-sam-set-vao-tay-bac-syria-nga-1-mui-ten-trung-2-dich-a7603.html