Ảnh minh họa (nguồn internet) |
Các chỉ số vĩ mô tích cực trong tháng 10 được coi là một trong những lực kéo niềm tin của nhà đầu tư với thị trường chứng khoán. Chỉ số VN-Index tuần qua tăng điểm sau khi điều chỉnh giảm trong tuần trước đó.
Chỉ số sản xuất công nghiệp (IIP) tháng 10/2020 tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2019 và gấp đôi mức tăng của 10 tháng đầu năm là 2,7%.
Ngành công nghiệp chế biến, chế tạo vẫn là động lực tăng trưởng chính, với mức tăng 8,3% trong tháng 10 trong đó sản xuất thuốc tăng 25,3%, sản xuất kim loại tăng 15,2%, sản xuất sản phẩm điện tử tăng 16,8%...
Bên cạnh đó, nhóm bán lẻ tiếp tục phục hồi trong tháng 10 và đạt mức tăng 6,12% so với cùng kỳ, cao nhất kể từ tháng 2. Trong khi đó, lạm phát vẫn được kiểm soát, CPI tháng 10 chỉ tăng 0,09% so với tháng 9, giúp CPI 10 tháng chỉ tăng 3,71% so với cùng kỳ, mức thấp nhất kể từ đầu năm.
Thương mại hai chiều xuất khẩu và nhập khẩu đều tăng trong tháng 10, lần lượt là 9,9% và 10,1% so với cùng kỳ; lũy kế 10 tháng đầu năm, nhập khẩu tăng 0,4%, xuất khẩu tăng 4,7%. Thặng dư thương mại đạt khoảng 2,2 tỷ USD trong tháng 10 nâng lũy kế 10 tháng lên mức kỷ lục mới với 18,72 tỷ USD.
FDI cho dấu hiệu tích cực hơn. FDI đăng ký cấp mới và đăng ký thêm trong tháng 10 phục hồi trở lại sau khi giảm mạnh trong tháng 8 và tháng 9 nâng tổng giá trị kể từ đầu năm lên 17,37 tỷ USD, chỉ giảm 5,1% so với cùng kỳ.
Vốn FDI giải ngân cũng phục hồi dần về mặt bằng năm 2019, lũy kế 10 tháng đầu năm 2020 đạt 15,8 tỷ USD, chỉ giảm 2,5% so với cùng kỳ. Ngành chế biến, chế tạo nhận được lượng vốn FDI cao nhất chiếm 45,7% vốn đăng ký, tiếp theo là năng lượng (20,5%), bất động sản (15%) và bán lẻ (5,8%).
Theo ông Vũ Tiến Lộc, Chủ tịch Phòng Thương mại Công nghiệp Việt Nam (VCCI), việc kiềm chế lạm phát dưới 4% cộng với nỗ lực ổn định tỷ giá, giảm nợ công xuống mức 56,1% GDP vào năm 2019 đã tạo ra các tiền đề quan trọng cho tăng trưởng kinh tế và dựa nhiều hơn vào yếu tố năng suất, chất lượng.
Mới đây, báo cáo trước Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, môi trường đầu tư, kinh doanh được cải thiện rõ nét; khung chính sách, pháp luật trong hoạt động đầu tư công được hoàn thiện và nâng cao; hệ thống hạ tầng thương mại được chú trọng phát triển; việc triển khai chiến lược xuất khẩu hàng hóa giai đoạn 2011 - 2020 đạt và vượt nhiều chỉ tiêu, xuất siêu 5 năm liên tiếp, 10 tháng đầu năm 2020 xuất siêu kỷ lục, đạt trên 18,7 tỷ đồng…
Các yếu tố này hỗ trợ hiệu quả cho các doanh nghiệp trong nước xây dựng và phát triển thương hiệu, nâng cao năng lực cạnh tranh.
Chủ tịch VCCI nhìn nhận, công cuộc phòng chống tham nhũng bước đầu đạt kết quả rõ nét và cải cách thể chế được đẩy mạnh đã góp phần tạo lập môi trường kinh doanh liêm chính, công bằng với chi phí thấp cho doanh nghiệp.
Chính phủ đã phát động thành công 3 đợt cải cách thủ tục hành chính để có thể cắt giảm hàng ngàn giấy phép con, cắt giảm và đơn giản hóa 50 - 60% các điều kiện kinh doanh và thủ tục hành chính, kiểm tra chuyên ngành và hiện nay tiếp tục phát động, cắt giảm và đơn giản hóa tiếp 20% các quy định về hành chính có liên quan tới kinh doanh.
Thủ tướng: "Chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD trong 5 năm" Theo Thủ tướng, trong bối cảnh khó khăn, chúng ta đã tạo ra hơn 1.200 tỷ USD GDP trong 5 năm trên nền tảng kinh ... |
TS. Cấn Văn Lực: Cần hướng đi mới cho gói kích thích kinh tế thứ hai Dẫn nguồn ndh.vn, TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia - Kinh tế trưởng của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), thành ... |
Việt Nam tăng tốc, dè chừng đối thủ kích hoạt 'đòn hiểm' Sự vươn lên của Việt Nam khiến nhiều quốc gia kích hoạt các biện pháp phòng vệ với hàng xuất khẩu Việt Nam. |
Link nội dung: https://diendantieudung.net/don-bay-cua-chung-khoan-viet-a9562.html