Bản tin tài chính ngân hàng ngày 23/10 |
VIB thí điểm chuẩn Basel III đầu tiên tại Việt Nam
Sau khi áp dụng Basel II, VIB tiếp tục là một trong những ngân hàng đầu tiên đưa chuẩn mực quản trị rủi ro thanh khoản theo Basel III vào thử nghiệm tại Việt Nam.
Cụ thể, VIB đã hoàn thiện nghiên cứu phương pháp tính toán tỉ lệ nguồn vốn ổn định ròng (Net Stable Funding Ratio - NSFR) theo Basel III, đánh giá nguồn dữ liệu và thực hiện tính toán tỉ lệ này tại các thời điểm hiện tại và quá khứ.
Đồng thời, ngân hàng đưa chỉ số quản trị mới này vào công tác quản trị rủi ro thanh khoản thông qua việc thiết lập hạn mức nội bộ và xây dựng cơ chế giám sát tuân thủ chặt chẽ.
NHNN trong những năm gần đây liên tục thúc đẩy việc áp dụng các chuẩn mực quản trị quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng. Đối với quản trị rủi ro thanh khoản tại Việt Nam, Thông tư 36 do NHNN ban hành năm 2014 và các thông tư sửa đổi đã áp dụng một phần những chuẩn mực quản trị rủi ro thanh khoản theo Basel III cụ thể.
VIB hủy giao dịch UPCoM từ ngày 30/10
Theo tin từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, hơn 924 triệu cổ phiếu VIB do Ngân hàng TMCP Quốc tế Việt Nam phát hành sẽ hủy đăng kí giao dịch tại thị trường UPCoM kể từ ngày 30/10/2020. Theo đó, ngày giao dịch cuối cùng của VIB tại UPCoM là 29/10.
Lí do hủy đăng kí giao dịch là cổ phiếu VIB đã được chấp thuận niêm yết tại Sở Giao dịch Chứng khoán TP Hồ Chí Minh (HOSE) vào ngày 16/10 vừa qua. Giá trị niêm yết tính theo mệnh giá là xấp xỉ 9.245 tỷ đồng, bằng với vốn điều lệ của VIB hiện nay.
Cổ phiếu VIB giao dịch trên thị trường UPCoM từ ngày 9/1/2017. Hiện nay chưa rõ khi nào cổ phiếu VIB sẽ chính thức giao dịch ở HOSE.
Đề xuất Quốc hội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu
Chính phủ vừa đề xuất Quốc hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu nói chung và xử lý nợ xấu theo quy định tại Nghị quyết số 42 nói riêng thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước.
Trên cơ sở kết quả triển khai công tác xử lý nợ xấu theo Nghị quyết số 42/2017/QH14 trong 3 năm vừa qua, để tháo gỡ những khó khăn vướng mắc, hỗ trợ các TCTD trong việc xử lý hiệu quả, dứt điểm nợ xấu theo Nghị quyết số 42, Chính phủ đề xuất Quốc hội tiếp tục quan tâm hỗ trợ quá trình xử lý nợ xấu thông qua việc quyết định mục tiêu, chỉ tiêu, chính sách, nhiệm vụ cơ bản phát triển kinh tế - xã hội dài hạn và hàng năm của đất nước. Xem xét đến khía cạnh xử lý nợ xấu khi quyết định chính sách cơ bản về tài chính, tiền tệ quốc gia; đặc biệt là quy định liên quan đến thuế.
VEPR dự báo GDP Việt Nam năm 2020 có thể đạt 2,8%
Viện Nghiên cứu kinh tế và chính sách (VEPR) vừa dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của Việt Nam nằm trong khoảng 2,6-2,8%. Tuy nhiên, nếu có những diễn biến bất lợi đột ngột xuất hiện trong những tháng cuối năm, nền kinh tế có thể chỉ tăng trưởng 1,8 – 2% hoặc thấp hơn cho cả năm 2020.
Theo đó, những yếu tố có thể hỗ trợ cho tăng trưởng gồm kỳ vọng về triển vọng kinh tế do việc hoàn tất ký kết Hiệp định thương mại tự do và bảo hộ đầu tư giữa Việt Nam và EU (EVFTA và IPA) đem lại; tiến độ giải ngân và thi công các dự án đầu tư công trọng điểm được đẩy nhanh như mong đợi. Chi phí nguyên vật liệu duy trì ở mức thấp do suy giảm nhu cầu tiêu thụ và sản xuất...
Chi nhánh châu Á của Goldman Sachs bị phạt vì liên quan vụ 1MDB
Ủy ban Chứng khoán và Hợp đồng kỳ hạn (SFC) của Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) ngày 22/10 đã tuyên bố phạt 350 triệu USD đối với Goldman Sachs (Asia) L.L.C - chi nhánh châu Á của ngân hàng đầu tư Goldman Sachs (Mỹ) - do cáo buộc về vai trò của chi nhánh này trong vụ bê bối của Quỹ đầu tư nhà nước Malaysia (1MDB) gây thất thoát hàng tỷ USD. Số tiền trên được xem là mức phạt lớn nhất từ trước đến nay mà SFC đã đưa ra.
SFC cho rằng, những sai phạm và thiếu sót nghiêm trọng trong việc kiểm soát các hoạt động quản lý của Goldman Sachs (Asia) L.L.C đã góp phần vào việc biển thủ 2,6 tỷ USD từ quỹ do 1MDB huy động thông qua ba đợt phát hành trái phiếu vào năm 2012 và 2013.
Những ngân hàng nào đã hoàn thành kế hoạch năm 2020? Tính đến ngày 22/10, đã có khoảng 15 ngân hàng công bố báo cáo tài chính quí III. Đáng chú ý, dù trải qua một ... |
ACB: Lợi nhuận, nợ xấu "song hành" Mặc dù ghi nhận sụt giảm thu nhập tại các mảng dịch vụ và hoạt động khác nhưng lợi nhuận thuần của ACB vẫn tăng ... |
Tổng nợ xấu của TPBank tăng 60% lên hơn 1.970 tỷ đồng Báo cáo tài chính quý III/2020 của Ngân hàng TMCP Tiên Phong (TPBank) cho thấy, tổng nợ xấu tính đến 30/9 là hơn 1.970 tỷ ... |