Cuộc chiến nảy lửa Nga -Thổ bùng nổ từ mâu thuẫn ở Syria tới Karabakh?

04/11/2020 07:09

Khi lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xung đột trên các mặt trận chung. Khả năng xảy ra những tính toán sai lầm sẽ đưa đến nguy cơ đối đầu giữa 2 quốc gia.

Theo Syriahr, mối quan hệ Thổ Nhĩ Kỳ-Nga đang trở nên căng thẳng do một loạt bất ổn trong khu vực ở khắp Trung Đông, Bắc Phi và Vùng Caucasus.

Ngày 26/10, một cuộc không kích của Nga nhằm vào trại huấn luyện của một nhóm do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn có trụ sở tại Idlib, khiến hàng chục người thiệt mạng. Omer Ozkizilcik, nhà phân tích chuyên nghiên cứu về các phe nổi dậy ở Bắc Syria tại Ankara nhận định, các cuộc không kích này của Nga nhằm phá vỡ ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib.

Thứ trưởng Ngoại giao Nga Mikhail Bogdanov chia sẻ trong cuộc gặp với Đại sứ Syria tại Nga Riyad Haddad rằng: “Phía Nga nhắc lại tình đoàn kết bền vững với người dân Syria, ủng hộ chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của nước này. Mục tiêu mà lực lượng Nga nhắm tới chính là Faylaq al-Sham, lực lượng đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy lợi ích của Ankara trong Nội chiến Syria”.

Tiêu điểm - Cuộc chiến nảy lửa Nga -Thổ bùng nổ từ mâu thuẫn ở Syria tới Karabakh?

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ 

Về phần mình, đáp trả các cuộc không kích, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan nhấn mạnh "Cuộc tấn công của Nga nhằm vào trung tâm huấn luyện của Quân đội Quốc gia Syria là một dấu hiệu cho thấy họ không muốn có hòa bình và ổn định lâu dài trong khu vực."

Ngày hôm sau, phiến quân do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn dưới sự bảo trợ của Mặt trận Quốc gia Giải phóng Syria (trong đó có Faylaq al-Sham) đã phóng loạt tên lửa và pháo vào các vị trí do chính phủ nắm giữ để trả đũa các cuộc không kích của Nga.

Việc gia tăng bạo lực thời gian gần đây gây ảnh hưởng lớn tới lệnh ngừng bắn chung do Nga và Thổ Nhĩ Kỳ thỏa thuận hồi tháng 3. Lệnh ngừng bắn này từng bị phá vỡ vào hồi tháng Ba năm nay, khiến chiến dịch của quân chính phủ Syria, do Moscow hậu thuẫn, nhằm tái chiếm Idlib phải tạm ngưng.

Cuộc tấn công của lực lượng quân đội Syria nhằm vào Idlib bắt đầu vào cuối năm 2019 và các phiến quân nhanh chóng bị áp đảo. Với mong muốn thiết lập một vùng đệm bảo vệ ở biên giới phía Tây Nam, Thổ Nhĩ Kỳ đã triển khai binh lính và khí tài quân sự tới Idlib vào cuối tháng 2/2020.

Chiến dịch của Ankara đã được thiết lập nhằm mục tiêu ngăn chặn dòng người tị nạn Syria tại biên giới Syria-Thổ Nhĩ Kỳ tràn sang Ankara.

Và các cuộc tấn công bằng máy bay không người lái cũng như pháo binh của Thổ Nhĩ Kỳ đã chứng minh là những công cụ hữu hiệu ngăn chặn tình trạng bạo loạn tại khu vực này.

Động thái gần đây của Moscow có thể thúc đẩy quyết tâm của Thổ Nhĩ Kỳ nhằm chống lại các mối đe dọa ghi nhận ở biên giới phía nam của họ.

Nếu những gì diễn ra trong quá khứ cho thấy, xu hướng trong tương lai thì Ankara có thể sẽ lặp lại Chiến dịch Lá chắn Mùa xuân và mang đạn dược, vũ khí hạng nặng cùng binh lính tràn vào bắc Syria.

Các cuộc tấn công liên tục sẽ buộc Moscow phải có bước đi liều lĩnh hơn ở Levant, nơi họ triển khai các khí tài quân sự trong hơn 5 năm qua.

Tính toán sai lầm đưa Nga-Thổ Nhĩ Kỳ vào đụng độ  

Một cuộc xung đột gần đây giữa Armenia và Azerbaijan tại Nagorno-Karabakh đã đưa Thổ Nhĩ Kỳ - quốc gia vốn đem cả sức nặng chính trị-quân sự đặt sau Azerbaijan và công khai ủng hộ Baku.

Với các máy bay không người lái của Thổ Nhĩ Kỳ và Israel, Azerbaijan đã giành được ưu thế trong cuộc xung đột. Cho đến nay, 3 thỏa thuận ngừng bắn đã bị phá vỡ kể từ khi xung đột bùng phát vào ngày 27/9.

Ngay sau thỏa thuận ngừng bắn ban đầu do Nga làm trung gian vào ngày 10/10, Thổ Nhĩ Kỳ đã ra tuyên bố kêu gọi Armenia rút hoàn toàn khỏi khu vực Nagorno-Karabakh như một điều kiện tiên quyết các cuộc đàm phán hòa bình.

Lập trường này làm phức tạp thêm nỗ lực hòa giải do Nga dẫn đầu, không chỉ bởi nó ủng hộ việc loại bỏ triệt để hiện trạng đã được duy trì tại Nagorno-Karabakh trong 30 năm qua, mà còn nêu bật lập trường không khoan nhượng của Thổ Nhĩ Kỳ về cuộc xung đột.  

Hôm 13/10, chính trị gia Thổ Nhĩ Kỳ Devlet Bahceli khẳng định rằng “Armenia là bên đã vi phạm lệnh ngừng bắn như dự kiến. Đàm phán với kẻ giết người trở về như đạn và bom. Nagorno-Karabakh không nên được đưa lên bàn cân (thông qua ngoại giao), mà nên được thực hiện bằng cách đánh vào đầu Armenia. ”

Việc Thủ tướng Armenia Nikol Pashinyan lên nắm quyền đã làm sai lệch tính toán của Nga trong việc quay trở lại quỹ đạo của quốc gia vệ tinh, mặc dù Moscow đã đạt được thành công nhỏ trong việc kiềm chế các chính sách nghiêng về phương Tây của ông Pashinyan. Xích mích giữa Moscow và Yerevan đã xuất hiện.

Nga tỏ ra kín tiếng với việc hỗ trợ Armenia trong cuộc xung đột tại Nagorno-Karabakh. Cuộc can thiệp vũ trang nhằm thay mặt Armenia có thể sẽ buộc Moscow phải dàn mỏng trang bị khí tài hiện đang triển khai tại Syria, Libya và Ukraine. Tương tự, điều đó cũng khiến các đợt triển khai lực lượng của Thổ Nhĩ Kỳ vào Syria, Libya và đông Địa Trung Hải có nguy cơ gia tăng.

Cách tiếp cận chặt chẽ của Nga đối với xung đột Nagorno-Karabakh có thể cho phép họ linh hoạt hơn trong việc vượt qua sự hậu thuẫn của Ankara đối với Baku trên các đấu trường khác.

Cuộc không kích gần đây nhằm vào lực lượng ủy nhiệm của Thổ Nhĩ Kỳ ở bắc Syria dường như là một lời cảnh báo rằng Ankara nên giảm bớt sự hỗ trợ của họ đối với chiến dịch tấn công của Azerbaijan.

Tuy nhiên, điều này như con dao hai lưỡi. Thổ Nhĩ Kỳ cũng có thể kiểm soát chiến dịch tấn công Idlib của Moscow bằng cách tăng cường viện trợ quân sự cho Baku, khiến thế trận nghiêng hơn nữa về phía Azerbaijan, trong khi thúc đẩy bẩn ổn trong khu vực.

Vấn đề khiến Nga đau đầu chắc chắn sẽ xảy ra từ một kịch bản như vậy khi mà Moscow còn đang nắm giữ vai trò là nhà môi giới quyền lực truyền thống của Vùng Caucasus.

Khi lợi ích của Thổ Nhĩ Kỳ và Nga xung đột trên các mặt trận chung, phạm vi gần của các lực lượng vũ trang tương ứng của họ đang bị thu hẹp. Sau đó, khả năng xảy ra những tính toán sai lầm về quân sự giữa hai đối thủ nặng ký trong khu vực sẽ tăng lên.

Tổng thống Nga Putin và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan đều bộc lộ những phẩm chất lãnh đạo đáng nể. Cả hai đều là những nhà chiến thuật khôn ngoan và luôn đi tới cùng mục tiêu theo đuổi.

Như những gì đã xảy ra trong quá khứ, sự rắn tay của nhà lãnh đạo này sẽ luôn đi kèm với phản ứng mạnh từ người kia. Mức độ nguy hiểm của sự cạnh tranh Thổ Nhĩ Kỳ-Nga chưa bao giờ giản đơn.

 

Bạn đang đọc bài viết "Cuộc chiến nảy lửa Nga -Thổ bùng nổ từ mâu thuẫn ở Syria tới Karabakh?" tại chuyên mục THỊ TRƯỜNG. Mọi bài vở cộng tác xin gọi hotline (0987.245.378hoặc gửi về địa chỉ email (info.vstarmedia2018@gmail.com).